Cống hiến lớn về tài chính cho nền độc lập Trịnh Văn Bô

Được sự vận động của 2 cán bộ Việt Minh là hai anh em Tạ Văn LưuTạ Văn Thực, ngày 14 tháng 11 năm 1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả chính thức tham gia Việt Minh[7].

Đầu năm 1945, ông bà đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh. Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông bà được ông Khuất Duy Tiến tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa. Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng (cây) vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó). Trong số trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc phái viên của Hồ Chí MinhNguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) để hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng: quân Tưởng Giới Thạch và quân ta.[8] Ngoài số vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, ông bà còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2/9/1945.

Khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đãi các sĩ quan OSS như Archimedes PattiAllison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn Độc lập.

Các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập, hầu hết do gia đình ông bà cung cấp. Thậm chí các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.[9]

Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông tham gia công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng.

Mãi đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội. Ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.

Ông qua đời năm 1988 tại Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh Văn Bô http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42026386 http://www.tuanvietnam.net/2009-08-30-chuyen-ve-mo... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/10/3ba218a... http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Gap-lai-nu-doanh-... http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Chi... http://www.baodautu.vn/portal/public/vir/baivietdo... http://baotintuc.vn/472N20110901114411843T0/tro-la... http://dantri.com.vn/su-kien/can-canh-con-duong-se... http://dddn.com.vn/6722cat123/phat-bieu-cua-phu-nh... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/5...